Răng xấu như: khấp khểnh, lệch lạc, thưa hở kẽ, mẻ gãy, nhiễm màu ố vàng, mòn men, mất răng, sâu hỏng, bị đen do chữa tủy… cần khắc phục để xóa bỏ những nỗi lo mà chủ nhân những chiếc răng xấu gặp phải. Cách tốt nhất là bọc răng sứ, răng sẽ được phục hình lại, đều đẹp, trắng sáng như ý. Nhưng thắc mắc của nhiều người là có cần phải lấy tủy khi bọc răng sứ hay không?

---Có thể bạn chưa biết: răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao



1, Cấu tạo răng


Men răng: là lớp men bao bọc ngoài răng, lớp mem này rất cứng dày khoảng 1-2 mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng có tác dụng tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.

Ngà răng: Là lớp nằm dưới lớp men, dày, có tác dụng tạo nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.

Tuỷ răng: là một mô sống năm ở phần trung tâm của răng, vì nó chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.

Chóp chân răng: Là phần cuối cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo các abces quanh chóp.

Hố rãnh: Là những vùng cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng cao.

Xương: Chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu.

Dây chằng nha chu: Có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.

Nướu: Đây là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng.

Điều cần lưu ý là một chiếc răng sống có thể sử dụng và tồn tại suốt đời nếu bạn biết cách chăm sóc . Đối với răng đã lấy tủy thì tuổi thọ của răng chỉ từ 15 – 25 năm. Càng về sau, răng càng dòn và dễ bị mẻ, vỡ …đôi khi gãy ngang. Do vậy, sau khi làm răng không nên cắn xé những vật cứng để tránh gãy, vỡ.



2, Các phương pháp điều trị nha khoa phổ biến và không cần lấy tủy


Điều trị răng sâu nhẹ, không đau nhức.

Phục hình mão, cầu răng cho các răng đã bị sâu, mẻ, vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy.

Phục hình thẩm mỹ cho các răng: sậm màu – ố nặng, nhiễm tetracycline, răng thưa… mà không cần nắn chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm,…) nhiều.

Một số dấu hiệu cho thấy việc cần điều trị ống chân răng là:

Bị đau khi ăn nhai.

Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.

>>> Ưu điểm của bọc răng sứ veneer là gì ?


Vui lòng liên hệ nha khoa Đăng lưu để biết thêm chi tiết

Hệ thống nha khoa Đăng Lưu

Cơ sở 1 : 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại Cs 1 : (+84 8) 3803 0578 – (+84 8) 6297 7148 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

Cơ sở 2 : 536 – 540 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Q.5, TP.Hồ Chí Minh
( Ngay ngã tư Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng )

Điện thoại Cs 2 : (+84 8) 6682 0246 – (+84 8) 3924 5604 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn

Cơ sở 3 (Phòng Khám Răng Hàm Mặt) : 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt – phường 10 – Quận 5 – Hồ Chí Minh – Việt Nam
( Gần cầu Chà Và )

Điện thoại Cs 3 : (+84 8) 3856 7479 – 1900 7103 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn
 
Top